Tặng voucher săn sale cực đỉnh đến 50% tại shopee
Miễn phí vận chuyển, giảm ngay 50K cho đơn hàng khi mua hàng tại shopee
Ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) bị xúc phạm ở 14 buổi livestream trong giai đoạn 8/8/2021-26/2/2022, còn vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên, con số này là 3 buổi livestream vào các ngày 11/9/2021, 21/1 và 23/1/2022.
VKSND TP.HCM đã gia hạn lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam). Thời điểm gia hạn tạm giam từ ngày 4/11. Trước đó, bà Hằng bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 24/3. Ngày 24/10, gia đình bị can có đơn gửi VKS và cơ quan điều tra đề nghị được đặt tiền bảo đảm để bị can được tại ngoại chữa bệnh, nhưng chưa được cho phép.
Tại địa bàn TP.HCM, bà Hằng bị cho là xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng)… Quá trình điều tra, bà Hằng thừa nhận các thông tin nói về những người này là do mình “nằm mơ”, lấy trên Internet và chưa được kiểm chứng.
Nhà chức trách xác định hành vi của Hằng là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bị can là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội… phải xử lý nghiêm.
Nội dung kết luận điều tra cho thấy bị can Nguyễn Phương Hằng sử dụng tổng cộng 7 tài khoản mạng xã hội, trong đó có 2 tài khoản Facebook tên “Ha Lee”, “Nguyễn Phương Hằng” cùng 5 tài khoản YouTube tên “Trường Đua Đại Nam”, “Christiana Nguyen”, “LONG VLOG”, “Tin Nóng Nhất 24h” và “Luật sư Vlog”.
Từ tháng 6/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bà Hằng tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp qua mạng Internet để nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau được nhiều người theo dõi, chia sẻ, bình luận. Trong đó có những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của nhiều cá nhân.
Kết luận điều tra thể hiện bị can Phương Hằng đã xúc phạm bà Đinh Thị Lan trong 2 buổi livestream vào các ngày 7/7/2021 và 15/7/2021. Đối với trường hợp của bà Đặng Thị Hàn Ni và ông Nguyễn Đức Hiển, cơ quan điều tra xác định trong giai đoạn từ ngày 3/9/2021 tới ngày 28/2/2022, những người này đã bị bà Hằng dùng các từ ngữ xâm phạm danh dự, nhân phẩm trong tổng cộng 23 buổi livestream.
Ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) bị xúc phạm ở 14 buổi livestream trong giai đoạn 8/8/2021-26/2/2022, còn vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên, con số này là 3 buổi livestream vào các ngày 11/9/2021, 21/1 và 23/1/2022. Nội dung vu khống trong những buổi livestream này chủ yếu liên quan tới hoạt động từ thiện cứu trợ đồng bào miền Trung của các nghệ sĩ hồi năm 2020.
Ngoài ra, trong những buổi livestream đó, bị can còn sử dụng những từ ngữ phản cảm nhắm vào nhiều cá nhân khác như nghệ sĩ Hoài Linh hay ông Võ Hoàng Yên.
Quá trình điều tra, cơ quan công an cho biết bị can thừa nhận đã phát ngôn những nội dung xúc phạm tới các ông Nguyễn Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan, bà Đặng Thị Hàn Ni, bà Trần Thị Thủy Tiên, ông Lê Công Vinh và ông Huỳnh Minh Hưng. Bà Hằng trình bày nguyên nhân do những người này từng có những từ ngữ xúc phạm mình và chồng là ông Huỳnh Uy Dũng nên đã livestream và dùng các từ ngữ, phát ngôn để xúc phạm những người này.
Đối với kết quả trưng cầu giám định nội dung phát ngôn của bà Hằng, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Dương dịch ra tổng cộng 528 trang tài liệu giám định từ 66 tập tin video, khẳng định bị can đã có phát ngôn với nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân, vi phạm khoản 3, Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 và khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, khi bà Nguyễn Phương Hằng livestream, đó là công nghệ hoàn toàn mới, tất cả thể chế chưa có quy định về việc này. Lúc đó, chúng ta dùng các hình thức khác để xử lý, phạt hành chính và chuyển cơ quan điều tra.
“Bây giờ đưa vào nghị định thì chắc chắn chúng ta sẽ xử lý rất gọn gàng”, Bộ trưởng nhấn mạnh và nói rõ, “còn chuyện không có tiền thì làm, có tiền thì không làm không, tôi có thể khẳng định các cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông không có việc này. Giả sử có thể có nhưng tôi không biết, nhưng tôi tự tin nói không có việc này. Không có chuyện Nhà nước xã hội chủ nghĩa lại có chuyện không có tiền thì xử lý, có tiền thì không xử lý”.